Phương thức delay() đặt độ trễ thời gian để thực hiện hiệu ứng


jquery delay() method
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Phương thức delay(), được sử dụng để đặt độ trễ, thời gian chờ để thực hiện hiệu ứng tiếp theo. Cùng xem để hiểu rõ hơn về method delay() này nhé
Các bạn đang xem bài viết thuộc bài học về jQuery Effects - hiệu ứng jQuery

Ví dụ về delay() Method trong jQuery



Ví dụ trên có 5 phần tử <div> với các màu lần lượt là đen, xanh lá, xanh dương, đỏ, tím
Khi bấm button sẽ thực hiện hiệu ứng fadeIn(), tuy nhiên bạn sẽ thấy sự khác biệt về thời gian, chẳng hạn như màu xanh lá hiện ra trước, sau đó mới đến màu đen, rồi màu xanh dương, đỏtím.
Và bạn sẽ thấy mỗi màu khi xuất hiện sẽ có một độ trễ về thời gian khác nhau. Đó là do hiệu ứng đã được cài đặt thêm phương thức delay() để thực hiện việc hẹn giờ. Cùng xem cách sử dụng và thực hiện hiệu ứng này như thế nào nhé

jQuery delay() Method

Phương thức delay() dùng để chỉ định thời gian hẹn giờ cho hiệu ứng trong hàng đợi

Syntax

Phương thức delay() trong jQuery có cú pháp

$(selector).delay(speed,queueName)
Tham số / ParameterMô tả
selector Bắt buộc. Đây là tham số để chỉ định phần tử được chọn. Tìm hiểu thêm tại bộ chọn jQuery Selectors
speed Không bắt buộc. Không bắt buộc. Dùng để chỉ định thời gian hẹn giờ.
Giá trị có thể được sử dụng:
  • milliseconds (nếu 1 giây thì bạn sẽ ghi là 1000)
  • "slow"
  • "fast"
queueName Không bắt buộc. Tham số này dùng để chỉ định tên của hàng đợi. Giá trị mặc định là "fx"

Ví dụ về phương thức delay()

Ví dụ

Cùng xem ví dụ dưới đây để biết cách sử dụng phương thức delay() để tạo độ trễ cho hiệu ứng trong jQuery

  $("#start").click(function(){
    $("#div1").delay("slow").fadeIn();
    $("#div2").delay("fast").fadeIn();
    $("#div3").delay(800).fadeIn();
    $("#div4").delay(2000).fadeIn();
    $("#div5").delay(4000).fadeIn();
  });

Ví dụ

Kết hợp delay() method và animate() method để tạo độ hiệu ứng chuyển động có độ trễ trong jQuery

  $("#btn1").click(function(){
    $("div").animate({height: "150px"});
    $("div").animate({width: "150px"});
    $("div").delay(1200).animate({height: "300px"});
  });
Như vậy, đến bài viết này, các bạn đã tìm hiểu được kha khá nội dung về hiệu ứng trong jQuery. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn củng cố thêm kiến thức về jQuery cơ bản
Chuyên Mục :
tháng 7 24, 2020
Bình Luận

LaiXe.Xyz

Blog Lái Xe, chia sẻ thông tin về luật giao thông đường bộ, biển báo giao thông, thông tin về xe ô tô, thi bằng lái xe các hạng bằng A1, A2, B1, B2, C, D, E, F

Thi Thử Lái Xe B2 Mới Nhất

"Tiến hành giảng dạy bộ 600 câu hỏi vào tháng 06/2020 và áp dụng thi sát hạch vào tháng 10 năm 2020. Bộ đề 600 câu hỏi sẽ được phát hành dạng sách khoảng tháng 5/2020."

DMCA.com Protection Status