Phân loại, kích thước biển báo hiệu giao thông đường bộ


Cùng tìm hiểu phân loại và kích thước biển báo hiệu giao thông đường bộ theo qui chuẩn QCVN41:2019/BGTVT. Đây chính là qui định mới nhất "Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" do tổng cục đường bộ Việt Nam biên soạn và ban hành

Phân loại biển báo hiệu giao thông đường bộ

Biển báo hiệu giao thông đường bộ theo Điều 15 Qui chuẩn 41/2019 được chia thành 5 nhóm biển sau đây:

  • Biển báo cấm.
  • Biển hiệu lệnh.
  • Biển báo nguy hiểm và cảnh báo.
  • Biển chỉ dẫn.
  • Biển phụ, biển viết bằng chữ.

Trong đó ý nghĩa và đặc điểm nhận dạng các nhóm biển như sau:
1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Đặc điểm biển báo cấm: Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

nhóm biển báo cấm trong hệ thống biển báo hiệu giao thông
Các biển báo giao thông trong nhóm biển báo cấm


2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). 
Đặc điểm biển báo hiệu lệnh: Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
nhóm biển báo hiệu lệnh
Nhóm biển báo hiệu lệnh thường có dạng hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng


3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. 
Đặc điểm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
nhóm biển báo giao thông nguy hiểm
Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo trong hệ thống biển báo giao thông hiện nay


4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. 
Đặc điểm biển chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
nhóm biển chỉ dẫn
Nhóm biển chỉ dẫn trong hệ thống biển báo giao thông Việt Nam hiện nay


5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại khoản 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 Điều này hoặc được sử dụng độc lập.

Kích thước biển báo hiệu giao thông đường bộ


Có nhiều người thắc mắc : "Biển báo giao thông có kích thước như thế nào ?" "Có qui định nào về kích thước của biển báo giao thông hay không ?" "Kích thước nào là chuẩn của biển báo giao thông ?"
Vể kích thước biển báo hiệu giao thông được qui định rất rõ tại Điều 16 của qui chuẩn 41/2019
Biển có kích thước chuẩn được áp dụng cho đường đô thị (được lấy làm chuẩn và tính là hệ số 1, các loại đường khác sẽ có hệ số tương ứng). Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, đáp ứng tính thẩm mỹ và rõ ràng thông tin.
Biển báo giao thông tuy có nhiều hình dạng : biển hình tròn, biển hình tam giác, biển hình bát giác, biển hình vuông, biển hình chữ nhật..nhưng cũng đều được qui định kích thước cụ thể như sau

thông số kích thước biển báo giao thông
kích thước biển báo giao thông hình chữ nhật

Đối với Biển báo có kích thước hệ số 1 được qui định như sau :

Hình Dạng Kích Thước Độ Lớn
Biển hình tròn Đường kính ngoài của biển báo, D 70 cm
Chiều rộng của mép viền đỏ, B 10 cm
Chiều rộng của vạch đỏ, A 5 cm
Biển hình bát giác Đường kính ngoài biển báo, D 60 cm
Độ rộng viền trắng xung quanh, B 3 cm
Biển tam giác Chiều dài cạnh của hình tam giác, L 70 cm
Chiều rộng của viền mép đỏ, B 5 cm
Bán kính lượn tròn của viền mép đỏ, R 3,5 cm
Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản, C 3 cm
Biển vuông, chữ nhật Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh chữ nhật cơ bản, C 2-3 cm


Hệ số kích thước biển báo

Loại đường Đường cao tốc Đường đôi ngoài đô thị Đường ô tô thông thường (*) Đường đô thị (***)
Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo 2 1.8 1.25 1
Biển chỉ dẫn (**) 2.0 1.5 1
Ghi chú:

(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.

(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.

(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.

Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để đồng bộ trên đoạn toàn tuyến có chiều rộng mặt đường như nhau nhưng có đoạn có dải phân cách có đoạn không có dải phân cách, hoặc các đoạn ngắn xen kẹp thì kích thước biển báo được bố trí giống nhau theo hướng thuận tiện cho việc quan sát của người tham gia giao thông và mỹ quan.
Đối với các đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:

  • Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5; 
  • Số hàng đơn vị > 5 thì lấy bằng 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị.

Chuyên Mục :
tháng 5 18, 2020
Bình Luận

LaiXe.Xyz

Blog Lái Xe, chia sẻ thông tin về luật giao thông đường bộ, biển báo giao thông, thông tin về xe ô tô, thi bằng lái xe các hạng bằng A1, A2, B1, B2, C, D, E, F

Thi Thử Lái Xe B2 Mới Nhất

"Tiến hành giảng dạy bộ 600 câu hỏi vào tháng 06/2020 và áp dụng thi sát hạch vào tháng 10 năm 2020. Bộ đề 600 câu hỏi sẽ được phát hành dạng sách khoảng tháng 5/2020."

DMCA.com Protection Status