Mức phạt mới nhất về vượt đèn đỏ, đèn vàng là bao nhiêu ?


Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì các mức phạt đều có sự tăng đáng kể, điều này cũng khiến cho người dân khi tham gia giao thông có ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội.

Tín hiệu đèn giao thông là gì?

Tín hiệu đèn giao thông
Tín hiệu đèn giao thông

Tại khoản 3, điều 10 Bộ luật giao thông đường bộ 2008 qui định như sau:
Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.


Vượt đèn đỏ là một lỗi phổ biến và rất hay gặp tại Việt Nam, hằng ngày khi có hiệu lệnh dừng của tín hiệu đèn giao thông chúng ta thỉnh thoảng lại bắt gặp những người vô ý thức, cố tình vượt đèn đỏ khi họ thấy không có người điều khiển giao thông (CSGT). 
Vậy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt bao nhiêu ? Vượt đèn vàng có bị phạt không ? Đó là những thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Cùng tiếp tục theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn nhé.

Vượt đèn vàng có bị phạt hay không?

Tuy nhiên, từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Vượt đèn vàng cũng có thể bị phạt
Vượt đèn vàng cũng có thể bị phạt
Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Mức phạt khi vượt đèn đỏ, đèn vàng là bao nhiêu?

Trong nghị định 100/2019/NĐ-CP hiện nay không quy định lỗi riêng biệt lỗi vượt đèn đỏ, lỗi vượt đèn vàng mà cả hai lỗi này được quy định chung là lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Cùng so sánh mức phạt tại Nghị định 100 so với nghị định cũ 46/2016 nhé.

Thứ tựPhương TiệnMức phạt mới tại nghị định 100/2019Mức phạt cũ tại nghị định 46/2016
1 Người đi bộ 60.000 - 100.000 đồng 50.000  - 60.000 đồng
2 Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện 100.000 – 200.000 đồng 60.000  - 80.000 đồng
3 Xe máy, xe mô tô, xe máy điện 600.000 - 1.000.000  đồng 300.000 - 400.000 đồng
4 Máy kéo, xe máy chuyên dùng 1.000.000 – 2.000.000 đồng 400.000 - 600.000 đồng
5 Ô tô 3.000.000 - 5.000.000 đồng
Tước giấy phép lái xe 1 - 3 tháng
1.200.000 - 2.000.000 đồng

Có thể thấy, mức phạt lỗi vượt đèn vàng mới nhất năm 2020 tăng mạnh so với trước đây, lên đến 05 triệu đồng (trước đây mức cao nhất là 02 triệu đồng). Đồng thời, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe).

Mức xử phạt rất cao cho thấy sự mạnh tay của quy định mới đối với những người cố tình “phớt lờ” tín hiệu đèn giao thông.

Hiện nay, hầu hết các cột đèn giao thông đều có đèn đếm ngược, vì vậy tài xế hoàn toàn có thể chủ động được việc dừng xe khi chuẩn bị thấy tín hiệu đèn vàng. Nếu cột đèn không đếm ngược, người điều khiển phương tiện cũng cần giảm tốc độ, chú ý quan sát mỗi khi đến gần ngã tư để bảo đảm an toàn cho mình và người khác, đồng thời tránh bị xử phạt.
Chuyên Mục :
tháng 4 29, 2020
Bình Luận

LaiXe.Xyz

Blog Lái Xe, chia sẻ thông tin về luật giao thông đường bộ, biển báo giao thông, thông tin về xe ô tô, thi bằng lái xe các hạng bằng A1, A2, B1, B2, C, D, E, F

Thi Thử Lái Xe B2 Mới Nhất

"Tiến hành giảng dạy bộ 600 câu hỏi vào tháng 06/2020 và áp dụng thi sát hạch vào tháng 10 năm 2020. Bộ đề 600 câu hỏi sẽ được phát hành dạng sách khoảng tháng 5/2020."

DMCA.com Protection Status