Biển số xe tỉnh Quảng Nam là gì và được qui định như thế nào cho thành phố và huyện.Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé
Giới thiệu đôi nét về tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt NamTên tỉnh theo phát âm địa phương nghe như là "Quảng Nôm". Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước.
Lễ hội ở Quảng Nam
- Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
- Lễ hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã DUY TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.
- Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước châu Âu và Mỹ Latin
- Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần".
- Lễ hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.
- Lễ hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng lãm.
Làng nghề ở Quảng Nam
- Làng gốm Thanh Hà (Ngoại ô Hội An)
- Làng mộc Kim Bồng
- Làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn)
- Làng dệt Mã Châu (Duy Xuyên)
- Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên)
- Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy Xuyên)
- Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, Hội An)
- Làng trống Lam Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc)
- Làng nghề làm bún (Tân Thạnh, Tp.Tam Kỳ)
- Làng nghề Truyền thống nước mắm Cửa Khe
Bản đồ tỉnh Quảng Nam
Bản đồ tỉnh Quảng Nam theo Google Map
Các tỉnh tiếp giáp với Quảng Nam như sau:- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
- Phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Biển số xe thành phố và các huyện tỉnh Quảng Nam
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô - mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Quảng Nam là 92Ký hiệu biển số xe tỉnh Quảng Nam là 92 |
Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, trong đó có với 241 đơn vị cấp xã (25 phường, 12 thị trấn, 203 xã).
Như vậy, Biển số xe 92 do Phòng CSGT công an tỉnh Quảng Nam quản lý và cấp cho các phương tiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mỗi huyện của Quảng Nam lại có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. Cụ thể là:
Biển số mô tô (xe máy):
- Thành phố Tam Kỳ 92-B1 XXX.XX 92-L8 XXXX 92-L9 XXXX
- Thành phố Hội An 92-C1 XXX.XX 92-H1 XXXX
- Thị xã Điện Bàn 92-D1 XXX.XX 92-H2 XXXX, 92-S2 XXXX
- Huyện Thăng Bình 92-H1 XXX.XX 92-H6 XXXX 92S5 XXXX
- Huyện Bắc Trà My 92-V1 XXX.XX 92-L6 XXXX
- Huyện Nam Trà My 92-X1 XXX.XX 92-L7 XXXX
- Huyện Núi Thành 92-N1 XXX.XX 92-R1 XXXX
- Huyện Phước Sơn 92-P1 XXX.XX. 92-L2 XXXX
- Huyện Tiên Phước 92-M1 XXX.XX. 92-H9 XXXX
- Huyện Hiệp Đức 92-K1 XXX.XX 92-H7 XXXX
- Huyện Nông Sơn 92-Y1 XXX.XX
- Huyện Đông Giang 92-T1 XXX.XX
- Huyện Nam Giang 92-S1 XXX.XX
- Huyện Đại Lộc 92-E1 XXX.XX 92-H3 XXXX 92-S3 XXXX 92-K7 XXXX
- Huyện Phú Ninh 92-L1 XXX.XX 92-H8 XXXX
- Huyện Tây Giang 92-U1 XXX.XXX
- Huyện Duy Xuyên 92-F1 XXX.XX 92-H4 XXXX
- Huyện Quế Sơn 92-G1 XXX.XX 92-H5 XXXX
Biển số xe mô - tô phân khối lớn trên 175cc: 92-A1
Biển số xe ô tô: 92A, 92B, 92C, 92D. Như vậy, nếu có ai hỏi bạn biển số 92 ở đâu? thì câu trả lời sẽ là: đây là biển số xe ở Quảng Nam nhé
Từ khóa: bien so xe 92, bien so xe o quang namTrên đây là quy định về ký hiệu biển số (bảng số) xe ô tô - mô tô tỉnh Quảng Nam. Để biết thêm thông tin biển số xe các tỉnh thành khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tra cứu biển số xe 63 tỉnh thành trên cả nước.